Ẩm thực miền Trung cùng những món ăn đặc sắc ấn tượng

Việt Nam ta được bao bọc bởi khí hậu nhiệt đới, trong đó miền Trung chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt quanh năm. Chính vì lẽ đó đã tạo nên sự đa dạng phong phú trong nền văn hóa và ẩm thực nơi đây. Cùng healthylowcarbliving.com tìm hiểu về ẩm thực miền Trung qua bài viết dưới đây nhé!

I. Đặc trưng ẩm thực miền Trung

Với khí hậu đặc trưng là nắng nóng mưa ẩm cùng địa hình trải hẹp theo dãy núi Trường Sơn đã tạo nên con người miền Trung kín đáo, trầm tư nhưng lại vô cùng sâu sắc. Không được thiên nhiên ưu đãi như miền Bắc và miền Nam nhưng họ lại vô cùng trân trọng những sản vật ở ngay trên quê hương mình để tạo ra những món ăn dân dã, bình dị nhưng lại vô cùng độc đáo. Có người nói rằng nét văn hóa ẩm thực sẽ phản ánh được tính cách, lối sống, cách sinh hoạt cũng như thói quen và sở thích của cư dân khu vực đó.

Ẩm thực miền Trung bình dị nhưng độc đáo ấn tượng!
Khác xa so với sự đa dạng ở miền Bắc, sự phồn vinh ở miền Nam, miền Trung có lối ẩm thực mang tính chiều sâu, họ chú trọng tập trung vào hương vị đây chính là điểm nổi bật nhất trong ẩm thực miền Trung.
Miền Trung trải dài từ tỉnh Thanh Hóa và kéo dài đến tỉnh Bình Thuận. Đây là khu vực nối liền hai miền Bắc – Nam nước ta, phía tây giáp Lào và Campuchia , phía đông giáp biển Đông. Với vị trí địa lý cùng thời tiết khắc nghiệt hay bị ảnh hưởng bởi thiên tai đã tạo nên ẩm thực miền Trung vô cùng đa dạng và phong phú.

II. Ẩm thực miền Trung – vùng Bắc Trung Bộ 

Vùng Bắc Trung Bộ là khu vực đầu nguồn dãy núi Trường Sơn bao gồm  các tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đến Quảng Bình. Khu vực này gồm 25 dân tộc, chính vì vậy các món ăn cũng đa dạng theo văn hóa dân tộc khác nhau.
Ẩm thực của Bắc Trung Bộ đa số hơi thiên một chút giống miền Bắc nhưng lại cay và đậm vị hơn. Nổi bật nhất trong vùng là đặc sản xứ Nghệ, xứ Thanh và xứ Huế. 

1. Đặc sản xứ Nghệ

Súp lươn nghệ an thơm ngon hấp dẫn
Nhắc đến Nghệ An không thể nào quên món các món ăn từ lươn như cháo lươn, miến lươn, súp lươn,… Điều đặc biệt ở đây là lươn được chế biến bằng cách rọc bằng cật tre chứ không dùng dao giết mổ, ngoài ra còn phải là những con lươn đồng, thịt chắc săn để khi nấu ra không bị quá mềm và nhão.

2. Đặc sản xứ Thanh 

Về xứ Thanh, ta không thể nào không nhắc đến món nem chua trứ danh. Món ăn có nguyên liệu từ thịt nạc, bì thái chỉ cùng tiêu, ớt, tỏi và lá đinh lăng. Khi ăn , thể thể cảm nhận được sự lên men của thịt cùng mùi cay và nồng của tỏi và ớt, và nhất định phải ăn kèm cùng lá đinh lăng khiến nem chua Thanh Hóa trở thành thức quà khó quên.

3. Đặc sản xứ Huế

Ẩm thực xứ Huế thực sự là đặc trưng của ẩm thực miền Trung nước ta khi nhắc đến Huế là nhắc đến hai loại hình ẩm thực là ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian. Nơi đây sinh ra nhiều món ăn mang đậm màu sắc cung đình và rất cầu kỳ và chú trọng đến hương vị lẫn cách bài trí món ăn sao cho đẹp và bắt mắt.

Bún bò Huế nổi tiếng khắp đất nước
Về với dân gian, món ăn Huế lại giản dị, bình dân vô cùng. Đó là những món ăn hài hòa, thể hiện được thói quen ăn uống của xứ Huế hay những món ăn âm dương ngũ hành trong gia đình Việt Nam. Sự hài hòa độc đáo thể hiện đậm chất ẩm thực văn hóa ăn uống người miền Trung tại Huế như  muốn mặn thì có Ruốc, ngọt thì có Chè, béo thì có Bún Bò, cay thì có Cơm Hến…

III. Ẩm thực miền Trung – vùng Nam Trung Bộ 

Khu vực Nam Trung Bộ với nền ẩm thực mang đậm hương vị của biển, các món ăn ở đây đa số được chế biến từ hải sản.
Hương vị mang đậm chất Nam Trung Bộ là sự kết hợp ngọt ngào giữa các nguyên liệu từ biển. Nổi bật phải kể đến ẩm thực xứ Quảng, Đà Nẵng và Khánh Hòa. 

1. Đặc sản xứ Quảng

Nếu Hà Nội tự hào vì phở, Huế tự hào vì bún bò, vậy khi đến với xứ Quảng không thể nào quên hai món  ‘Mì Quảng – Cao Lầu’- món ăn được xem là linh hồn của nơi đây. Hai món ăn có nguyên liệu vô cùng đặc biệt cũng như cách chế biến mang đậm chất người miền Trung. Cao Lầu với sợi mì vàng cùng tôm, thịt heo thái mỏng thêm chút nước dùng ngọt thanh và ăn kèm với rau sống.

Cao lầu mang hương vị dân dã của ẩm thực miền Trung
Đối với mì Quảng, sợi mì làm hoàn toàn tự nhiên bằng bột gạo .Nước dùng mì được hầm từ xương heo, thịt ba chỉ, tôm tươi, bột nghệ, dầu điều, hành tím, tỏi phi … và được nêm nếm gia vị với tỉ lệ nhất định.

2. Đặc sản Đà Nẵng

Về Đà Nẵng nhất định phải thưởng thức “gỏi cá Nam Ô”. Cá được chọn để làm gỏi nhiều vô kể nhưng ngon nhất vẫn là cá trích. Cá được chế biến kỹ lưỡng và tẩm ướp cùng nhiều gia vị cần thiết như hành tỏi gừng băm nhuyễn đặc biệt còn được ướp cùng với thính.

Thưởng thức gỏi cá Nam Ô hấp dẫn

Trước khi ướp, cá được đem ép lấy nước, chính nước ép từ cá được đem đun sôi rồi trộn với nước mắm Nam Ô, ớt, bột ngọt, bột năng để làm nước chấm. Khi ăn, miếng cá được quấn cùng với rau trong bánh tráng mỏng rồi chấm nước chấm tạo nên món ăn vô cùng thơm ngon và tươi mát.

3. Đặc sản Khánh Hòa

Đến Khánh Hòa, bạn không thể nào bỏ lỡ nem nướng Nha Trang và yến sào Khánh Hòa. Nem nướng được chế biến từ thịt lợn xay và nướng trên bếp than hồng ăn cùng rau sống , bánh phở, đồ chua,… cùng nước chấm làm từ gạo nếp, thịt heo và tôm.

IV. Ẩm thực miền Trung – Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng đất đỏ bazan cùng thiên nhiên núi rừng hùng vĩ. Các món ăn ở đây mang đậm chất hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng đại ngàn không thể nào nhầm lẫn được với các khu vực khác.

1. Gỏi lá – ẩm thực miền Trung hoang dã

Gỏi lá – một trong những đặc sản Kon Tum nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua với nét độc đáo là món ăn sử dụng từ 40 đến 50 loại lá.

Gỏi lá món ăn đặc sản của người Gia Lai
Từ những loại rau quen thuộc hàng ngày ở đâu cũng có đến những lá chỉ xuất hiện ở Tây Nguyên như cải thìa, diếp cá, lá lốt, lá đinh lăng, lá tía tô, lá xoài, lá ổi, lá sung, lá chùm ruột, ngũ gia bì,… Thêm điểm đặc biệt nữa là đồ ăn kèm cùng vô cùng phong phú, bạn có thể lựa chọn lòng lợn luộc, bì lợn, tôm luộc,… Ngoài ra , nước chấm chính là linh hồn của gói cá khi nó được làm từ gạo nếp, tôm khô, thịt ba chỉ. chỉ, sa tế và mẻ. 

2. Phở khô Gia Lai

Phở khô được chế biến thành hai tô, một tô phở và một tô nước dùng để riêng. Tô nước dùng được ninh từ xương vô cùng kỹ và thơm. Bánh phở nhỏ được làm từ bột gạo cay.  Khi trần qua nước sôi sợi mì sẽ dai và ngon hơn. Ngoài ra còn có thêm nhiều topping như thịt gà xé, thịt băm xào hành, hành phi,…

3. Cơm lam Đắk Lắk

Cơm lam Bản Đôn thường ăn cùng gà nướng đất thơm ngon
Đây là món ăn gắn liền với người dân bản địa khu vực Bản Đôn. Để làm được món cơm lam ngon, người ta phải chọn những thanh tre còn non, gạo phải ngâm qua đêm rồi trộn với muối, sau đó chúng sẽ được nướng trên bếp than. Khi ăn người dùng sẽ tước bỏ lớp tre bên ngoài, chấm cơm với muối vừng, thịt gà hoặc thịt nướng.

4. Rượu cần Đắk Nông

Khi tất cả các địa điểm khác đều nổi bật với món ăn , vậy khi đến Đắk Nông không thể quên rượu cần. Rượu cần là thức uống có cồn, ủ từ gạo, mì, bắp, bo bo, kê,… và được uống bằng vật giống như ống hút gọi là cần. Rượu có vị ngọt đắng, khi uống có cảm giác ấm nồng chứ không quá nóng như rượu gạo, loại rượu này được sử dụng vào các dịp như lễ Tết, lễ hội của dân làng,…

V. Lời kết

Việt Nam có sự khác nhau về khí hậu và thời tiết từng vùng miền, từ Bắc vào Nam đều có sự khác biệt rõ rệt. Đối với ẩm thực miền Trung, rất đa dạng về hương vị, trong đó, nét đặc trưng nhất là sở thích đậm đà, cay nồng trong các món ăn. Vì vậy, những thực khách sành ăn đi du lịch không thể nào bỏ qua trải nghiệm đến với miền Trung. Hy vọng với những thông tin trên do Ẩm thực chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào văn hóa ẩm thực nơi đây!