Tỉnh rộng nhất Việt Nam là tỉnh nào? Top 10 tỉnh có diện tích rộng nhất Việt Nam
Mỗi khi nói đến đất nước Việt Nam, chúng ta đều nhắc đến những điểm dừng chân du lịch hấp dẫn, những thú vị đang chờ bạn khám phá. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có nhiều người dành sự quan tâm đến các thông tin về địa giới các tỉnh thành. Vậy tỉnh rộng nhất Việt Nam là tỉnh thành nào? Hãy cùng healthylowcarbliving.com chúng tôi đi tìm câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây nhé.
I. Tỉnh thành có diện tích rộng nhất Việt Nam
Việt Nam được chia thành 63 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh đều có những đặc trưng về văn hóa, lịch sử khác nhau. Tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên một đất nước Việt Nam đa bản sắc, đa văn hóa và luôn được nhiều khách du lịch ghé thăm. Vậy hiện tay tỉnh rộng nhất Việt Nam là tỉnh nào? Câu trả lời chính xác cho thắc mắc này chính là tỉnh Nghệ An.
Theo các số liệu thống kê về diện tích, mật độ dân số từ Tổng cục thống kê, trước đây Đắk Lắk chính là tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta với hơn 19.000 km2. Tuy nhiên, từ năm 2003, tỉnh này đã được tách ra thành Đắk Lắk và Đắk Nông thì vị trí tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc về Nghệ An.
Diện tích của Nghệ An là 16.493,7km2; là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ với trung tâm hành chính là thành phố Vinh; nằm cách thủ đô Hà Nội 291km.
Trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh có cùng 1 tên là Hoan Châu dưới thời Bắc thuộc, Nghệ An châu thời nhà Lý, Trần, xứ Nghệ năm 1490, thời vua Lê Thánh Tông rồi trấn Nghệ An.
Đến năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành Nghệ An (nằm ở bắc song Lam) và Hà Tĩnh (nằm ở nam sông Lam).
Từ năm 1976 – 1991, Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Sau đó lại được tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh.
Nghệ An cũng là vùng đất cổ với 6 dân tộc anh em sinh sống, bản sắc văn hóa đa dạng. Hiện nay Nghệ An không chỉ sở hữu nền văn hóa hiện đại mà còn là kho tàng di sản văn hóa đa dạng của đất nước. Không chỉ vậy, Nghệ An còn là quê hương của Bác Hồ.
Khu di tích tích lịch sử Kim Liên, thuộc huyện Nam Đàn còn là một trong 4 di tích quan trọng bậc nhất về chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi này lưu giữ những hiện vật, tài liệu và không gian gắn bó với thời niên thiếu của chủ tịch nước Hồ Chí Minh cũng như những người thân trong gia đình.
Khu di tích tích lịch sử Kim Liên, thuộc huyện Nam Đàn còn là một trong 4 di tích quan trọng bậc nhất về chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi này lưu giữ những hiện vật, tài liệu và không gian gắn bó với thời niên thiếu của chủ tịch nước Hồ Chí Minh cũng như những người thân trong gia đình.
II. Điểm danh những tỉnh có diện tích rộng nhất Việt Nam
Sau Nghệ An, thì đây là những tỉnh thành có diện tích rộng nhất nước ta hiện nay. Cùng theo dõi xem đó là tỉnh nào nhé.
1. Gia Lai (15.536,9 km2)
Gia Lai là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và có diện tích lớn thứ 2 Việt Nam. Đây là nơi cư trú của 34 dân tộc anh em, trong số đó người Kinh chiếm 52%, các dân tộc còn lại như Jrai chiếm 33,5%; Bana chiếm 13.7%; Giẻ Triêng, Thái, Mường…
Ở Gia Lai có khoảng 30 dấu tích của miệng núi lửa đã tắt, trong đó có những cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ như núi lửa Chư Đăng Ya, núi Hàm rộng, Biển Hồ… Tỉnh Gia Lai còn có đồi chè ở biển Hồ được người Pháp trồng từ những năm 1920, những hàng thông trăm tuổi đẹp tự như phim cổ tích…
2. Sơn La (14.174,4 km2)
Sơn La cũng là 1 trong những tỉnh rộng nhất Việt Nam nằm ở khu vực Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội hơn 300km. Cao nguyên Mộc châu của tỉnh này nổi tiếng là vùng đất 4 mùa hoa thơm trái ngọt thu hút khách du lịch như mùa hoa mơ, mùa hoa cải, hoa đào, hoa mận…
Ngoài cao nguyên Mộc Châu thì Sơn La còn có những điểm du lịch nổi tiếng như Tà Xùa, đồi Pu Nhi… đều là những nơi mà du khách có thể tìm hiểu về nếp sống, văn hóa của người bản địa.
3. Đắk Lắk (13.125,4 km2)
Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và được mệnh danh là “thủ phủ cafe của Việt Nam”. Tại đây quy tụ 47 dân tộc anh em cùng chung sống với những nét văn hóa đa dạng như lễ hội cồng chiêng, kiến trúc nhà rông, nhà sàn, lễ đâm trâu… Bên cạnh đó là những nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như đàn đá, cồng chiêng…
Khu du lịch Buôn Đôn được gọi là lãnh địa của Tây Nguyên nổi tiếng với hoạt động thuần hóa và nuôi dưỡng voi rừng. Đặc biệt, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh thành là Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
4. Thanh Hóa (11.129,5 km2)
Một trong những tỉnh rộng nhất Việt Nam thuộc khu vực Bắc Trung Bộ là Thanh Hóa. Nơi đây có nhiều thắng cảnh du lịch nổi tiếng như Sầm Sơn, suối cá Cẩm Lương, động Kim Sơn…
Đặc biệt phải kể đến di tích lịch sử thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô) là kinh đô của nước Đại Ngu (niên hiệu thời nhà Hồ), được Hồ Quý Ly cho xây dựng năm 1397. Có thể nói đây là công trình có kiến trúc độc đáo bằng đá quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và duy nhất còn sót lại ở Đông Nam Á. Thành nhà Hồ cũng được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2011.
5. Quảng Nam (10.438,4 km2)
Quảng Nam là tỉnh thành duy nhất ở Việt Nam có 2 di sản văn hóa thế giới, đó là Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An. Không chỉ là tỉnh có diện tích lớn, Quảng Nam còn có những danh thắng hấp dẫn như biển Cửa Đại, bãi tắm Tam thanh… đặc biệt là khu dự trữ sinh quyển đảo Cù Lao Chàm với những loại sản vật quý hiếm.
Tại Quảng Nam còn có khu kinh tế Chu Lai – đây là khu kinh tế ven biển đầu tiên của nước ta, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo các thông lệ quốc tế.
6. Lâm Đồng (9.773,5 km2)
Nằm trên cao nguyên Lâm Viên – Di Linh, Lâm Đồng là tỉnh rộng nhất Việt Nam. Với độ cao trung bình 800-1500m so với mực nước biển, đây là một trong những vùng trồng rau xanh, hoa quả xứ lạnh lớn nhất nước ta.
Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt được ví như thành phố ngàn hoa, xứ sở sương mù… với khí hậu mát mẻ, dễ chịu của vùng ôn đới. Những năm 40 của thế ký trước, Đà Lạt được coi là thủ đô mùa hè của khu vực Đông Dương, là nơi ghé thăm của những tâm hồn nghệ sĩ.
7. Kon Tum (9.689,6 km2)
Kon Tum nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên. Ngã ba Đông Dương ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum chính là nơi tiếp giáp giữa Việt Nam – Lào và Campuchia. Tại đây bạn có thể được thử cảm giác “1 con gà gáy cả 3 nước cùng nghe”.
Tại Kon Tum có đỉnh Ngọc Linh cao nhất khu vực Tây Nguyên và gắn liền với loại sâm quý hiếm, chỉ mọc nhất ở vùng núi Ngọc Linh ở độ cao trên 200m. Bên cạnh đó, nhà thờ gỗ trăm tuổi tại thị trấn Măng Đen cũng là một trong những địa điểm mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm tỉnh thành này.
8. Điện Biên (9.562,9 km2)
Điện Biên cũng là tỉnh rộng nhất Việt Nam thuộc khu vực Tây Bắc, với hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu. Tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc và Lào.
Cực Tây – A Pa Chải thuộc huyện Mường Nhé là nơi có cột mộc phân chia ranh giới 3 nước Việt Nam – Lào và Trung Quốc nằm trên đỉnh Khoang La San, đây cũng là nơi được mệnh danh là “một con gà gáy cả 3 nước cùng nghe” ở miền Bắc.
9. Lai Châu (9.068,8 km2)
Lai Châu là tỉnh thành phía Bắc có nhiều dãy núi và cao nguyên, phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía tây là núi Sông Mã hùng vĩ có độ cao là 1800m. Bên cạnh đó, Lai Châu còn là vùng đất tập trung những đỉnh núi cao, hùng vĩ và hiểm trở nhất cả nước, có thể kể đến như Fansipan cao 3.143m, Pusilung cao 3.083m, Putaleng cao 3.049m,…
III. Kết luận
Với những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã biết được tỉnh rộng nhất Việt Nam là tỉnh nào rồi đúng không. Đồng thời cũng khám phá thêm được những tỉnh có diện tích lớn và những đặc trưng, điểm đến hấp dẫn của từng địa phương. Để tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về đất nước Việt Nam, bạn đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên nhé.