Những điều bí ẩn về hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời
Trong hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và 9 hành tinh xoay xung quanh nó, những hành tinh này đều có những đặc điểm và điều bí ẩn. Nếu bạn đang tò mò hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời là hành tinh nào thì cùng healthylowcarbliving.com chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
I. Hệ Mặt Trời là gì?
Trước khi biết được hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, chúng ta cùng tìm hiểu xem hệ Mặt Trời là gì? Thái Dương hệ hay còn gọi là hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở vị trí trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Cách đây 4,6 tỷ năm, hệ Mặt Trời được hình thành từ sự suy sụp của đám mây phân tử khổng lồ.
Theo thông tin từ Wikipedia, đa phần các thiên thể quay xung quanh Mặt Trời và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh. Trong đó có 4 hành tinh nhỏ là sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và Trái Đất (hay còn gọi là hành tinh dạng rắn do có thành phần chủ yếu là đá và kim loại). Bốn hành tinh còn lại có khối lượng lớn là Sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải Vương.
Ngoài những hành tinh chính thì trong hệ Mặt Trời còn có hàng ngàn thiên thể nhỏ nằm giữa hai vùng này có kích thước thay đổi như bụi liên hành tinh, sao chổi… chúng di chuyển tự do giữa hai vùng.
Mọi hành tinh và phần lớn các thiên thể đều quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược kim đồng hồ khi nhìn từ cực bắc của Mặt Trời. Những cũng có trường hợp ngoại lệ, quay theo chiều ngược lại, đó là sao chổi Halley.
II. Hành tinh nào lớn nhất trong hệ Mặt Trời?
1. Sao Mộc – hành tinh có kích thước lớn nhất hệ Mặt Trời
Sao Mộc chính là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời với đường kính là 142,984 km, gấp khoảng 11 lần so với Trái Đất. Thể tích của Sao Mộc là 1.43128×1015 km3, đủ để chứa 1321 Trái Đất bên trong. Đây là hành tinh thứ 5 tính từ vị trí trung tâm Mặt Trời. Hành tinh nào có khối lượng lớn và là hành tinh khí khổng lồ, có chứa khí hidro và heli là chủ yếu. Sao Mộc được người Hy Lạp và La MÃ cổ đại phát hiện và quan sát bằng mắt thường.
Đặc điểm nổi bật của Sao Mộc chính là vết đỏ lớn, chúng vẫn đang tiếp tục co lại và thay đổi màu sắc thành da cam. Vết đỏ lớn này quay ngược chiều kim đồng hồ với chu kỳ khoảng 6 ngày tính theo giờ Trái Đất.
2. Sao Thổ – hành tinh có vành đai lớn nhất hệ Mặt Trời
Với đường kính là 120.660 km, cùng khối lượng 5,69 x 10^23kg, sao Thổ chính là hành tinh lớn thứ 2 trong hệ Mặt Trời. Đây là hành tinh thứ 6 tính từ vị trí của Mặt Trời. Trên sao thổ chứa nhiều khí hidro và heli nên cũng hút rất nhiều những Mặt Trăng xung quanh.
Đầu năm 1600, khi lần đầu tiên nghiên cứu về, nhà thiên văn học Galileo Galilei đã cho rằng sao Thổ gồm có 3 phần và chính ông đã nhìn thấy một hành tinh có vành đai, hành tinh này có 1 vệ tinh lớn và hai vệ tinh nhỏ quay xung quanh. Thế nhưng đến 40 năm sau, Huygens đã phát hiện ra đây chính vành đai chứ không phải vệ tinh như Galileo nghĩ.
3. Sao Thiên Vương – hành tinh có trục nghiêng lớn nhất trong hệ mặt trời
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ 7 tính từ hệ Mặt Trời, có đường kính là 51.118 km và khối lượng 8,68 x 10^25 kg. Nên sao thiên Vương cũng thuộc nhóm hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời.
Theo các nhà khoa học, sao thiên Vương chính là hành tinh độc đáo nhất, nó không chỉ đơn giản là hành tính khổng lồ mà còn có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo và gần như song song với mặt phẳng của bó.
Sao Thiên Vương có màu lục lam bởi lượng khí metan có trong khí quyển lớn. Khí quyển của hành tinh này có thành phần cơ bản là khi hidro, heli… người ra còn có những hợp chất dễ bay hơi như nước, metan…
4. Sao Hải Vương – hành tinh trong hệ mặt trời có bầu khí quyển lạnh nhất
Sao Hải Vương chính là hành tinh cuối cùng trong hệ Mặt Trời. Với đường kính là 48.600 km và khối lượng 1,02 x 10^26 kg, hành tinh này được biết đến với những cơn gió mạnh, nhanh hơn cả tốc độ âm thành. Do nằm cách xa Mặt Trời nên nó rất lạnh, nằm cách xa gấp 30 lần tính từ khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời.
Hành tinh này được phát hiện vào năm 1846 và là hành tinh duy nhất được các nhà thiên văn học phát hiện bằng sự tính toán học.
5. Trái Đất – hành tinh duy nhất có sự sống
Trái Đất là hành tinh thứ 3 được tính từ Mặt Trời và đây cũng là hành tinh duy nhất có sự sống hiện nay bởi bầu khí quyển giàu nitơ, oxy để duy trì được sự sống của con người. Với đường kính là 12.756 km và khối lượng 5,98 x 10^24 kg, Trái Đất cũng thuộc nhóm hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời.
Trái Đất là hành tinh nước với 2/3 hành tinh được bao phủ bởi đại dương. Bề mặt của Trái Đất sẽ tự quay quanh trục của nó với vận tốc là 467m/s – khoảng hơn 100 mph tại đường xích đạo.
III. Những điều thú vị về hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được Sao Mộc chính là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. hơn thế, hành tinh này còn chứa những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết đấy.
- Sao Mộc chính là thiên thể sáng thứ 4 trong hệ Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất, đứng sau Mặt Trời, Mặt Trăng và sao kim.
- Người Babylon cổ đại đã phát hiện ra hành tinh này vào khoảng thế kỷ thứ VIII TCN, tức là cách đây khoảng 3000 năm.
- Thời gian Sao Mộc tự quanh quanh trục của nó là 9 tiếng 55 phút. Đây cũng là thời gian mà hành tinh tự quay quanh trục nhanh nhất trong hệ Mặt Trời.
- Nhìn từ Trái Đất, Sao Mộc di chuyển rất chậm trên bầu trời. Điều này cũng dễ hiểu bởi Sao Mộc cần đến 11 năm Trái Đất Để quay hết 1 vòng xung quanh Mặt Trời.
- Vết đỏ lớn trên Sao Mộc chính là môn cơn bão trong bầu khí quyển của hành tinh này. Cơn bão này đã hoạt động trong 300 năm và đủ lớn để nhét 3 Trái Đất vào trong nó.
- Tầng khí quyển của Sao Mộc chủ yếu là các đám mây được hình thành từ ammonia và sulfur. Điều đó tức là nếu bạn ngửi được thì sẽ thấy mùi hôi thối cực kỳ khó chịu.
- Sao Mộc được xem là “ngôi sao thất bại” bởi thành phần của nó chủ yếu là hydro và heli giống như Mặt Trời nhưng hành tinh này lại không đủ lớn để xảy ra phản ứng nhiệt hạch.
- Một trong những Mặt Trăng của Sao Mộc là Ganymede còn lớn hơn cả sao Thủy.
- Sao Mộc có tổng cộng 69 Mặt Trăng, nhiều hơn tất cả những hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.
- Mặc dù nhiệt độ trên những đám mây của Sao Mộc là 145 độ C, nhưng nhiệt độ trong lõi của nó có thể lên đến 24.000 độc C, nóng hơn bề mặt của Mặt Trời.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những thông tin thú vị về các hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích và thấy được sự hấp dẫn của thiên văn học.