Hướng dẫn cách đánh máy 10 ngón tay cực chuẩn chỉ trong 1 tuần
Gõ bàn phím 10 ngón tay luôn là lợi thế cho những người thường xuyên làm việc với máy tính, nhất là nhân viên văn phòng. Sử dụng 10 ngón tay sẽ giúp tốc độ đánh máy nhanh hơn, nâng cao hiệu suất làm việc rõ rệt. Nhiều người cho rằng việc gõ 10 ngón tay là điều không dễ dàng. Thế nhưng bạn đừng vội lo lắng, bài viết dưới đây của healthylowcarbliving.com chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đánh máy 10 ngón tay đảm bảo giúp bạn cải thiện tốc độ “múa bàn phím” cực kỳ hiệu quả.
I. Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón tay
Việc đánh máy 10 ngón tay sẽ mang đến cho bạn những lợi ích như tăng tốc độ gõ bàn phím 1 cách đáng kể, nói đơn giản là nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian soạn thảo văn bản. Bên cạnh đó, bạn sẽ không phải tập trung quá nhiều vào việc nhấn phím đơn nữa, theo đó mà bạn sẽ tập trung vào văn bản đang viết hơn. Đồng thời, bạn cũng không phải chuyển qua chuyển lại nữa, bộ não sẽ được giải tỏa và tăng hiệu quả làm việc hơn.
Bên cạnh đó, gõ phím 10 ngón tay thì bạn không cần phải nhìn thoáng qua bàn phím của mình mọi lúc, điều này sẽ giúp bạn ngồi thẳng và có vị trí làm việc tốt hơn.
Nếu bạn đang đánh bàn phím theo kiểu mổ cò thì chắc chắn quá trình hoàn thành công việc sẽ rất lâu. Hơn thế cách gõ bàn phím này cũng thiếu chuyên nghiệp và khiến tay của bạn sẽ nhanh mỏi. Vậy nên việc cải thiện tốc độ gõ bàn phím bằng 10 ngón tay sẽ giúp cải thiện công việc hơn.
II. Hướng dẫn đánh máy 10 ngón tay nhanh chóng
Thực tế, không có nhiều người sử dụng cách gõ bàn phím 10 ngón tay bởi họ cho rằng việc này là rất khó khăn. Tuy nhiên, điều này sẽ không hề khó nếu bạn nằm được những bí quyết và chăm chỉ luyện tập.
1. Vị trí đặt tay trên bàn phím
Bước đầu tiên trong cách đánh máy 10 ngón tay chính là luyện các ngón tay trên bàn phím. Bạn cần phải chia độ phù hợp giữa các ngón tay trên bàn phím. Nếu bước này mà bạn đặt ngón tay không chuẩn thì dù có gõ nhanh đến mấy bạn cũng không thể bằng những người đặt theo đúng chuẩn cho dù bạn không cần nhìn bàn phím.
Mỗi ngón tay sẽ đảm nhận một khu vực nhất định trên bàn phím, điều đó sẽ giúp bạn soạn thảo văn bản mà không cần nhìn bàn phím. Quy tắc đặt tay trên bàn phím như sau:
Đối với bàn tay trái:
- Ngón út đặt ở phím chữ A
- Ngón áp út đặt ở phím chữ S
- Ngón giữa đặt ở phím chữ D
- Ngón trỏ đặt ở phím chữ F
- Ngón cái đặt ở phím cách
Đối với bàn tay phải:
- Ngón trỏ đặt ở phím chữ J
- Ngón giữa đặt ở phím chữ K
- Ngón áp út đặt ở phím chữ L
- Ngón út đặt ở phím dấu “;”
- Ngón cái đặt ở phím cách
Lưu ý, bạn cần cố định vị trí các ngón tay của mình trên những phím cố định là A, S, D, F, J, K, L; sau khi gõ xong thì thu ngón tay về về trí cố định này. Có một điều bạn cần nhớ là 2 phím F và J luôn có gờ nổi hoặc điểm nhận dạng khác với những phím thông thường nên bạn sẽ không bị quên vị trí của các phím này.
2. Nhiệm vụ của các ngón tay
Sau khi đã xác định được vị trí ngón tay trên bàn phím hì bạn cần nắm chắc nhiệm vụ của từng ngón. Trong cách đánh máy 10 ngón tay, mỗi ngón sẽ không chỉ phụ trách 1 phím cụ thể mà còn phụ trách nhiều phím khác. Cụ thể như sau:
Đối với bàn tay trái:
- Ngón trỏ sẽ điều khiến các phím 4, R, F, V và 5, T, G, B
- Ngón giữa sẽ điều khiển các phím 3, E, D, C
- Ngón áp út sẽ điều khiển các phím 2, W, S, X
- Ngón út sẽ điều khiển các phím 1, Q, A, Z cùng với các phím chức năng là Tab, Shift, Ctrl, Caps Lock…
Đối với bàn tay phải:
- Ngón trỏ sẽ điều khiển các phím 7, U, J, M và 6, Y, H, N
- Ngón giữa sẽ điều khiển các phím 8, J, K, dấu “<”
- Ngón áp út điều khiển các phím 9, O, L và dấu “>”
- Ngón út điều khiển các phím 0, P, “;”, “?”, [, ], “, -, +, Backspace, Enter
Nhìn chung, để có thể gõ 10 ngón tay trên bàn phím thì bàn cần phải ghi nhớ được vị trí của từng chữ cái trên bàn phím cùng với đó là nhiệm vụ của từng ngón tay. Để có thể ghi nhớ được thì không còn cách nào khác là bạn phải dành thời gian luyện tập theo nguyên tắc này.
3. Tư thế ngồi sau khi đánh máy
Một điều khá quan trọng khác trong cách đánh máy 10 ngón tay chính là tư thế ngồi. Thực tế, nhiều người có thói quen rất xâu trong việc đánh máy như ngồi quá thấp, ngồi vẹo, ngồi nghiêng… Điều này có thể ảnh hưởng đến việc đánh máy của bạn.
Vậy nên bạn hãy ngồi thẳng lưng, mắt đối diện với màn hình máy tính. Khủy tay nên bẻ cong ở góc bên phải. Cổ tay chạm vào ngay mép của bàn phím máy tính.
III. Kinh nghiệm luyện đánh máy 10 ngón tay
Để có thể gõ phím 10 ngón tay thành công thì bạn cần có sự kiên trì. Những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.
1. Tăng tốc độ gõ từ từ
Khi mới học đánh máy 10 ngón tay thì bạn không thể nào gõ nhanh được, ngoài việc ghi nhớ nhiệm vụ của từng ngón tay thì bạn cần luyện gõ, trong quá trình này nên luyện gõ chậm để giữ được sự chính xác của nhiệm vụ từng ngón trên bàn phím.
Cư như thế khi bạn đã ghi nhớ và quen rồi thì nên tăng tốc độ nhanh hơn 1 chút, bạn cần lưu ý đến những lỗi chính tả trong quá trình gõ bàn phím để chỉnh sửa dần nhé.
2. Dành thời gian luyện tập đều đặn
Mỗi ngày bạn hãy dành khoảng 90 phút để tập đánh máy 10 ngón tay, thực hiện liên tục việc này sẽ giúp bạn dễ dàng quen với các thao tác của ngón tay. Bạn nên luyện tập từ những phím đơn giản nhất như W, A, S, D, F, G, H… sau đó sẽ tới những phím xung quanh và các phím đặc biệt.
Khi đã làm chủ được bàn phím thì bạn cần luyện tập cho đôi mắt của mình không phụ thuộc vào bàn phím nữa. Bạn có thể rời mắt khỏi bàn phím và tiến hành cách đánh máy 10 ngón tay từ chậm tới nhanh, kết hợp với não bộ trong việc nhớ từng vị trí của bàn phím.
3. Sử dụng những phần mềm giúp tập luyện gõ phím 10 ngón tay
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các phần mềm, trang web để có thể cải thiện được kỹ năng đánh máy. Một số trang web hữu ích dành cho bạn như là Typing Club, Typing.com, 10fastfingers.com…
Trên đây chính là cách đánh máy 10 ngón tay giúp bạn dễ dàng luyện tập để đạt được hiệu quả nhanh nhất. Chúc bạn thành công và sớm gõ được bàn phím 10 ngón tay nhé.